Phân loại Di cư môi trường

Các Tổ chức Di cư quốc tế đề xuất ba kiểu người di cư môi trường:

• Người di cư khẩn cấp: những người chạy trốn tạm thời do thảm họa môi trường hay sự kiện môi trường bất ngờ (Ví dụ: người bị buộc phải rời đi do bão, sóng thần, động đất,...)

• Người di cư bị bắt buộc: những người phải rời đi do điều kiện môi trường ngày càng tệ (Ví dụ: người bị buộc phải rời đi do môi trường bị hủy hoại dần dần như phá rừng, suy thoái ven biển,...)

• Người di cư có động cơ (Người di cư kinh tế): những người chọn rời đi để tránh những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai (Ví dụ: người nào đó rời đi vì năng suất vụ mùa giảm do sa mạc hóa,...)

Những phân loại khác bao gồm:

Người di cư bị áp lực[9]: kiểu người di cư bị di dời khỏi môi trường của họ khi một sự kiện được dự đoán trước khi người dân bị bắt buộc phải rời đi. Những sự kiện như vậy có thể là sa mạc hóa hoặc hạn hán kéo dài, nơi đó không duy trì được việc canh tác hoặc săn bắn để duy trì một môi trường sống ấm no, dễ chịu.

Người di cư bắt buộc[10]: kiểu người di cư đã hoặc sẽ di dời vĩnh viễn khỏi ngôi nhà ban đầu của họ do những nhân tố môi trường vượt tầm kiểm soát.

Người di cư tạm thời: bao gồm những người di cư bất hạnh từ một sự kiện duy nhất (Ví dụ: bão Katrina,...). Điều này không có nghĩa là trạng thái của họ ít nghiêm trọng hơn các kiểu người di cư khác, nói đơn giản thì họ có thể trở về nơi học trốn khỏi(Mặc dù điều đó có thể không là điều họ mong muốn). Cứ cho là vậy, họ có thể xây dựng lại từ đầu, và rồi tiếp tục duy trì chất lượng cuộc sống như trước khi xảy ra thảm họa thiên nhiên. Kiểu người di cư bị di dời khỏi quốc gia của họ khi môi trường xung quanh bị thay đổi một cách nhanh chóng. Họ bị di dời khi những sự kiện thảm khốc xảy ra như sóng thần, bão, lốc xoáy và các thảm họa tự nhiên khác.[11]

Người tị nạn khí hậu

Kể từ năm 2017 thì không có định nghĩa chuẩn về người tị nạn khí hậu trong luật quốc tế. Tuy nhiên, một bài báo trên Công văn Liên Hợp Quốc đã chú thích rằng "Những người bị buộc phải rời khỏi nơi sinh sống vì biến đổi khí hậu tồn tại ở khắp nơi trên thế giới - ngay cả khi cộng đồng quốc tế đã rất chậm trong việc nhận ra họ".[12]

Các chuyên gia cho rằng do những khó khăn trong việc viết lại công ước 1951 của Liên Hợp Quốc về người tị nạn, nên có thể coi những người tị nạn này là "người di cư môi trường."[13]

Vào tháng 1 năm 2020, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã ra phán quyết cho rằng "Những người tị nạn chạy trốn khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu không thể bị buộc trở về nhà do các quốc gia mà họ di dân tới".[14][15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Di cư môi trường http://202.4.186.52:8080/jspui/bitstream/123456789... http://www.safecom.org.au/foe-climate-guide.htm http://beta.adb.org/sites/default/files/pub/2012/a... http://www.cambridge.org/us/academic/subjects/poli... http://ejfoundation.org/page590.html http://www.fundacionhenrydunant.org/images/stories... http://www.glogov.org/?pageid=80 http://www.nzlii.org/nz/cases/NZHC/2013/3125.html http://www.nzlii.org/nz/cases/NZSC/2015/107.html http://www.towardsrecognition.org/